Xe máy điện thương hiệu Việt là phương tiện được sử dụng ngày càng thịnh hành ở nước ta không phải trào lưu, mà ở sự tiện lợi sát sườn và những ưu thế nhất định của nó đối với loại xe chạy bằng xăng.
Điều này đặc biệt dễ nhận thấy ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây, khi xe điện trở thành phương tiện không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên, người già và dân công sở. Chính vì vậy, rất nhiều người đã chuyển sang sử dụng xe máy điện thương hiệu Việt nhằm tiết kiệm chi phí.
Xe điện: Hiện đại mà không “hại điện”
Bài toán tránh ùn tắc và ô nhiễm bằng phương tiện giao thông công cộng đến giờ vẫn nan giải khi Việt Nam chưa có hệ thống giao thông công cộng như tàu điện, metro, xe bus tốc hành….
Phương tiện duy nhất đang hoạt động phổ biến ở Việt Nam là xe bus với những hạn chế như chật chội, bẩn thỉu và rất bất tiện khi thời gian chờ xe tại các trạm quá lâu; nếu ở Đức, Pháp, Hongkong (Trung Quốc)… thời gian chờ là 5 phút/1 chuyến thì ở Việt Nam dao động từ 15-30p/chuyến.
Bên cạnh đó, đường xá chật chội gây tắc nghẽn giờ cao điểm khiến người dùng luôn bị chậm giờ. Điều này đẩy người dân vào tình cảnh dù rất muốn dùng xe bus cũng đành phải chọn phương tiện cá nhân. Xe bus dường như trở thành độc quyền đối với sinh viên vốn không có lựa chọn nào khác vì điều kiện kinh tế.
Xe máy là phương tiện cá nhân chạy bằng xăng được ưa chuộng ở đất nước có bề rộng lòng đường chỉ từ ≥15m đến ≥36m tùy loại đường này trong khi xe cá nhân lưu thông dày đặc. Trong khi đó, một nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn ở Việt Nam là do lượng khí từ các phương tiện giao thông chạy bằng xăng thải ra quá lớn.
Tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên càng khiến lượng khí độc hại thải ra nhiều hơn. Việc hít phải mùi xăng dầu độc hại khi để xe máy trong nhà và khi xếp hàng dài chờ đổ xăng cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ của người dân.
Lượng xe đỗ san sát ở các bãi đỗ giờ cao điểm thường xuyên gây bỏng bô cho người đỗ xe sau khiến nữ giới lo sợ bị sẹo bỏng. Chưa kể tin tức về các vụ cháy nổ xe máy khi đang lưu thông những năm gần đây gia tăng…
Đứng trước tình hình bầu không khí bị ô nhiễm toàn cầu, các nước trên thế giới đang tìm mọi cách để giảm thiểu lượng khí thải, chất độc ra môi trường. Điển hình các nước Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch đã hạn chế giảm lượng khí Co2 (chất gây ô nhiễm môi trường) bằng cách giảm lưu lượng ôtô, xe máy.
Điều này thúc đẩy nghiên cứu nhiều hơn về xe điện. Vì về cơ bản, xe điện sử dụng động cơ điện để di chuyển thay vì sử dụng động cơ đốt trong. Do đó nó không gây ra khói thải, ô nhiễm, tiếng ồn hay các vấn đề khác như cháy nổ…
Đến những năm 1970, pin nhiêu liệu được phát minh đã tạo ra bước tiến cho ngành công nghiệp sản xuất xe điện. Xe đạp điện và xe máy điện được cải thiện đáng kể về quãng đường đi xa nên được sản xuất và tiêu thụ hàng loạt. Các nước châu Á, trong đó có Việt Nam cũng nằm trong xu hướng bùng nổ này.
Tuy nhiên, thị trường xe điện Châu Á lại chủ yếu tập trung vào xe chạy pin chì (ắc quy), do giá thành rẻ và có thể thay đổi liên tục các dòng xe. Đã có hàng chục mẫu xe ra mắt chỉ trong vài năm, với nhiều mẫu thiết kế đa dạng và thời trang, phù hợp với mọi lứa tuổi từ học sinh, sinh viên, người già, dân văn phòng,…
Xe đạp điện được thiết kế nhỉnh hơn xe đạp nhưng lại nhỏ hơn hẳn xe máy nên hiển nhiên dễ dàng di chuyển. Vận tốc chạy tối đa đúng theo tiêu chuẩn quy định là 25km/h để đảm bảo an toàn, quá trình đi được lên đến 80km/1 lần sạc đầy nên người dùng không còn lo hết điện khi đi trên đường. Xe đạp điện còn có lợi với sức khỏe vì vẫn giữ nguyên bàn đạp để đạp xe thay thế khi hết điện.
Xe máy điện thương hiệu Việt với kiểu dáng thiết kế thời trang, giống xe tay ga nhưng lại nhỏ gọn nên dễ di chuyển, thậm chí dễ “luồn lách” khi đường tắc nghẽn, nhiều công dụng và tính năng như xe ga: được tích hợp bộ phận tay ga để có thể điều khiển dễ dàng, cốp xe rộng cộng thêm hộc để đồ và móc treo phía trước, sàn để chân rộng rãi, phanh đĩa dễ kiểm soát.
Xe máy điện còn sử dụng ắc quy lớn hơn, công suất lớn hơn xe đạp điện nên tốc độ cao hơn xe đạp điện rất nhiều.
Khoảng thời gian nạp điện 3h cho 1 lần sạc có thể đi quãng đường lên đến 80 km. Tốc độ tối đa đúng theo tiêu chuẩn quy định là 50km/h (Dòng xe mô tô điện có tốc độ lớn hơn nhưng đòi hỏi các yếu tố kỹ thuật phải cao hơn hẳn xe máy điện mới đảm bảo được độ an toàn cho người sử dụng).
Sự khác biệt này phân khúc xe đạp điện phù hợp với học sinh và người già, còn xe máy điện rất phù hợp với dân văn phòng, nhất là nữ.
Dùng xe điện là bỏ ống tiền tiết kiệm
Trong các dòng xe chạy bằng xăng, thịnh hành hiện nay là xe tay ga với mức độ hao xăng từ 1,5l – 4l xăng/100km (khoảng 29.950đ – 69.200đ/100km). Nếu đường tắc nghẽn và máy móc càng cũ thì lượng hao xăng sẽ tăng lên nhiều hơn.
Trong khi đó, xe điện để đi được 100km chỉ cần sạc điện 30 phút cho bộ sạc nhanh hoặc 6h cho loại sạc chậm với 1 lần sạc, tiêu tốn lượng điện khoảng 3-4kwh x 2000đ/kwh = 6-8000đ. So sánh 6-8000đ với 69.200đ/100km cho thấy rõ là xe xăng tốn gấp… gần 10 lần xe điện.
Chưa kể khi sử dụng xe điện còn tiết kiệm được thời gian đổ xăng chen lấn mệt mỏi, thay vào đó có thể tranh thủ sạc điện trong lúc làm việc khác.
Vì diện tích lớn của mình, phí gửi xe máy hàng tháng hiện nay ở các khu dân cư là 180.000/tháng đối với xe số và 250.000 đối với xe ga lớn (ở các khu chung cư thì phí này rẻ hơn) trong khi phí gửi xe điện hiện nay là 80.000-100.000đ/tháng.
Được biết, ở Mỹ và một số nước châu Âu, một số ngành như chuyển phát nhân viên đã hoàn toàn sử dụng xe điện thay cho xe sử dụng động cơ xăng, vì vừa tiết kiệm chi phí vừa không gây ô nhiễm môi trường. Ở nước ta, sử dụng nhiều nhất là học sinh, còn dân công sở và người già cũng đang chuyển sang dùng xe máy điện thương hiệu Việt nhiều hơn.